1. Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của nước ngoài?
Doanh nghiệp có thể vươn xa ra thị trường quốc tế thì sản phẩm cần phải phù hợp với tiêu chuẩn khu vực, quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế giúp khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Chứng nhận được xem là bằng chứng đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cũng như với đối tác và khách hàng.
2. Tiêu chuẩn ASTM là gì?
ASTM Quốc tế, tiếng Anh là ASTM International, là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thực hiện phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thuận tự nguyện cho loạt các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ.
Những tiêu chuẩn mà ASTM Hoa Kỳ đưa ra được quốc tế thừa nhận, và hiện có 12.575 tiêu chuẩn ASTM đồng thuận tự nguyện hoạt động trên toàn cầu.
ASTM phục vụ cho các ngành công nghiệp trải rộng từ: luyện kim, xây dựng, dầu khí cho đến sản phẩm tiêu dùng,…và khi những ngành công nghiệp mới ra đời như công nghệ Nano, công nghệ sinh học…ngày càng phát triển thông qua việc tiêu chuẩn hóa, thì rất nhiều những tiêu chuẩn mới ra đời đó được lấy từ ASTM.
Một số sản phẩm xuất khẩu chính cần tiêu chuẩn ASTM hiện nay:
- Sắt thép, phụ kiện thép
- Kim loại màu
- Quy trình phân tích và phương pháp kiểm tra kim loại
- Xây dựng
- Sơn, các hợp chất phủ và hợp chất thơm
- Nhựa plastics
- Cao su
- Điện tử, cách điện
- Năng lượng mặt trời, hạt nhân và địa nhiệt
- Công nghệ nước và môi trường
- Thiết bị và phương pháp nói chung
3. Lợi ích của chứng nhận ASTM
- Hàng hóa có dấu ASTM thể hiện chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trình độ theo tiêu chuẩn của Mỹ -rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường toàn thế giới.
- Giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu vào các công trình.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, loại trừ các nguy cơ về sự thiếu an toàn
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, lợi nhuận tăng cao.
- Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
4. Quy trình chứng nhận ASTM
Quy trình xin cấp chứng nhận ASTM gồm các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Bước 2: Đánh giá Giai đoạn 1 (nếu cần)
Bước 3: Đánh giá Giai đoạn 2 (lấy mẫu thử nghiệm)
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ
Bước 5: Cấp dấu chứng nhận (Hiệu lực 3 năm)
Bước 6: Đánh giá và giám sát định kỳ
Bước 7: Đánh giá chứng nhân lại (2 tháng trước khi hết hiệu lực)
Hỏi và đáp (0 bình luận)