1. Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của nước ngoài
Doanh nghiệp có thể vươn xa ra thị trường quốc tế thì sản phẩm cần phải phù hợp với tiêu chuẩn khu vực, quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế giúp khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Chứng nhận được xem là bằng chứng đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cũng như với đối tác và khách hàng.
2. Tiêu chuẩn DIN là gì?
DIN là viết tắt của Viện tiêu chuẩn Đức, là một hệ tiêu chuẩn do Viện tiêu chuẩn của Đức đặt ra. Đến nay bộ tiêu chuẩn này đã có khoảng 30.000 tiêu chuẩn khác nhau được chính phủ Đức công nhận như một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, có tính chất đại diện cho quyền lợi của Đức trên toàn Châu Âu và quốc tế.
Tiêu chuẩn DIN được xếp vào cấp độ quốc gia, Châu Âu và toàn cầu. Các thành viên của nó đến từ các ngành công nghiệp, hiệp hội, cơ quan công quyền, thương mại, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức nghiên cứu.
Tiêu chuẩn DIN có những ảnh hưởng không nhỏ đến các tổ chức tiêu chuẩn khác, trong đó có ISO.
Ngày nay, DIN là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến cùng với tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASTM), tiêu chuẩn Anh (BS)...
Các sản phẩm được chứng nhận DIN phổ biến như đo lường, công nghiệp ống thép, phụ kiện thép như bulong, vít, mặt bích, phân tích, thử nghiệm, dân dụng, xây dựng…
3. Lợi ích của chứng nhận DIN
- Hàng hóa có dấu DIN thể hiện chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trình độ theo tiêu chuẩn của Đức -rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường toàn thế giới.
- Giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, loại trừ các nguy cơ về sự thiếu an toàn.
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, lợi nhuận tăng cao.
- Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
4. Quy trình chứng nhận DIN
Quy trình xin cấp chứng nhận DIN gồm các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Bước 2: Đánh giá Giai đoạn 1 (nếu cần)
Bước 3: Đánh giá Giai đoạn 2 (lấy mẫu thử nghiệm)
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ
Bước 5: Cấp dấu chứng nhận (Hiệu lực 3 năm)
Bước 6: Đánh giá và giám sát định kỳ
Bước 7: Đánh giá chứng nhân lại (2 tháng trước khi hết hiệu lực)
Hỏi và đáp (0 bình luận)