1. GMP là gì?
GMP - Thực hành sản xuất tốt là hệ thống các quy định hoặc hướng dẫn nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng để đảm bảo doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người sử dụng, trong đó yêu cầu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn từ khâu thiết kế; xây lắp nhà máy, công xưởng; thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ; quá trình chế biến, đóng gói, bảo quản; và người lao động khi sản xuất.
Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP thường được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, dệt may. GMP cũng là một tiêu chuẩn cơ bản, điều kiện để phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.
2. Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn GMP?
Tiêu chuẩn GMP liên quan đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng, kiểm soát các mối nguy. Điều này giúp đem lại một phương thức quản lý chất lượng có hệ thống, logic, khoa học, giảm tối thiểu rủi ro trong kinh doanh. Mỗi khi sản phẩm được thực hiện, nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP sẽ có hệ thống quy trình kiểm soát chi tiết theo từng bước trong quá trình sản xuất.
Những rủi ro chính bao gồm: Sản phẩm bị iô nhiễm gây thiệt hại đến sức khỏe hoặc thậm chí tử vong cho người sử dụng; Nhãn ghi không không đúng với đăng ký với cơ quan quản lý, gây hiểu lầm về công dụng cho người tiêu dùng; Thành phần hoạt chất không đủ hoặc quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm hoặc để lại tác dụng phụ.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ chấp nhận các lô hàng, sản phẩm được sản xuất và được công nhận theo tiêu chuẩn GMP. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế thì phải thực hiện theo tiêu chuẩn GMP và có chứng nhận GMP.
3. Chứng nhận GMP là gì?
Là văn bản xác nhận doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt. Chứng nhận GMP là một trong những chứng nhận cơ bản và quan trọng nhất, là điều kiện để chứng tỏ năng lực, độ uy tín của doanh nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh, đồng thời đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra đồng nhất về chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu đề ra và an toàn với người lao động và người dùng.
Chứng nhận GMP phải do một tổ chức uy tín cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện thông qua hoạt động đánh giá và thẩm xét hồ sơ đánh giá.
Giấy chứng nhận GMP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày cấp.
4. Lợi ích của chứng nhận GMP
- Quản lý rủi ro cho doanh nghiệp và tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
- Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng, đối tác, nhà phân phối và các bên liên quan khác.
- Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
- Hỗ trợ khi có sự đánh giá của các cơ quan chức năng, thẩm quyền hoặc các bên có liên quan.
- Là tiền đề và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO 22000.
5. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn GMP
Khi áp dụng theo tiêu chuẩn GMP, doanh nghiệp cần chấp hành theo 05 yêu cầu sau đây:
- Nhà xưởng và phương tiện máy móc sản xuất;
- Điều kiện vệ sinh;
- Quy trình sản xuất - chế biến;
- Sức khỏe của người lao động;
- Công tác bảo quản và phân phối sản phẩm.
6. Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP
- Nhân sự.
- Nhà xưởng.
- Thiết bị.
- Quá trình sản xuất
- Chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu.
- Kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh.
- Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng.
- Kiểm soát tài liệu, hồ sơ thực hiện.
7. Thủ tục đăng ký cấp chứng nhận GMP
Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận GMP gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (theo mẫu).
- Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Thủ tục cấp giấy chứng nhận GMP được đánh giá bởi các chuyên gia:
- Đăng ký chứng nhận.
- Đánh giá giai đoạn 1 (đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống để đáp ứng các tiêu chuẩn trong hệ thống GMP).
- Đánh giá gia đoạn 2 (Đánh giá cấp chứng nhận).
- Thẩm xét hồ sơ.
- Cấp giấy chứng nhận (trao giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm).
- Đánh giá giám sát định kỳ (không quá 12 tháng/lần).
- Đánh giá chứng nhận lại.
Hỏi và đáp (0 bình luận)