ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là gì?
31-03-2022, 4:52 pm
Về ISO 45001
1. ISO 45001:2018 là gì?
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm tạo ra một hệ thống giúp các tổ chức/doanh nghiệp cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc, đồng thời cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hơn.
Lưu ý: Tiêu chuẩn ISO 45001 được xác nhận là thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn OHSAS 18001. Với những doanh nghiệp/tổ chức đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 có thể chuyển đổi hệ thống quản lý sức khỏe an toàn nghề nghiệp sang tiêu chuẩn ISO 45001 dễ dàng.
2. Chứng nhận ISO 45001:2018 là gì?
Chứng nhận ISO 45001:2018 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 45001:2018.
Chứng nhận có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và AIF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận trên toàn thế giới.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng ISO 45001:2018 và có giấy chứng nhận, nhưng chứng nhận ISO 45001 được coi như "khiên bảo hộ" giúp doanh nghiệp dự đoán trước và bảo vệ an toàn cho người lao động, giảm thiểu rủi ro về chi phí bồi thường và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện hoạt động, tạo niềm tin cho khách hàng và các bên liên quan khác.
Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, từ năm 2016 - 2020, bình quân mỗi năm xảy ra 7.389 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 7.559 người bị nạn, trong đó 613 người chết, tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 138.089 ngày. Ngoài tác động to lớn đối với gia đình và cộng đồng, doanh nghiệp tốn kém chi phí và ảnh hưởng tới công trình do thiếu hụt nguồn lao động.
3. Tại sao cần áp dụng ISO 45001:2018 cho doanh nghiệp?
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến áp dụng ISO 45001, tiên phong đi trước nhận được chứng nhận ISO 45001 và đạt được nhiều thành công với các gói thầu lớn trong nước và quốc tế, trở thành nơi nhân viên tin tưởng gắn bó làm việc nhờ đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là trong ngành nhiều rủi ro như xây dựng, nông nghiệp, hóa chất, khoáng sản, cơ khí...
4. Lợi ích của Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018
Lợi ích áp dụng ISO 45001:2018:
Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu về pháp lý và quy định hiện hành.
Cơ hội thu hút và giữ chân người lao động.
Tăng cường chỉ số sức khỏe và hạnh phúc tại nơi làm việc.
Cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh không có thương tật và nguy hiểm.
Giảm tỷ lệ vắng mặt và luân chuyển nhân viên dẫn đến giảm năng suất.
Giảm chi phí bảo hiểm do tai nạn lao động.
Lợi ích khi có giấy chứng nhận ISO 45001:2018:
Cơ hội cạnh tranh, đấu thầu trong nước và quốc tế.
Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp với khách hàng/xã hội.
Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý an toàn lao động
Được quốc tế công nhận thông qua dấu BoA và IAF.
5. Cách nhận Giấy chứng nhận ISO 45001:2018
Doanh nghiệp trước khi quyết định làm giấy chứng nhận ISO 45001:2018, cần tìm hiểu rõ các thông tin như sau:
Giấy chứng nhận ISO 45001 không bắt buộc, nhưng có thể bảo vệ được người lao động và giảm chi phí về rủi ro tai nạn, bảo hiểm cho doanh nghiệp; tăng niềm tin của khách hàng với công trình/sản phẩm của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đôi khi là điều kiện bắt buộc để làm việc với một số khách hàng nhất định.
Nhiều doanh nghiệp đã hưởng lợi và thành công nhờ áp dụng tiêu chuẩn và có giấy chứng nhận ISO 45001.
Tìm hiểu tổ chức đánh giá uy tín và chất lượng. Không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được Công nhận.
Nếu doanh nghiệp cần Giấy chứng nhận ISO 45001, cần tìm một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ ba - ISOCERT) đánh giá doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo các điều khoản của ISO 45001 và tổ chức đó sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 45001 (Chứng chỉ ISO 45001).
Chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm theo quy định chung trên toàn thế giới.
6. Danh mục tài liệu bắt buộc theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cần có:
Phạm vi của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Chính sách an toàn sức khỏe nghề Nghiệp
Vai trò và trách nhiệm
Rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp và cơ hội an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Các quy trình cần thiết để giải quyết rủi ro và cơ hội
Phương pháp luận và tiêu chí đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Mục tiêu và kế hoạch an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Thông tin liên lạc
Kiểm soát hoạt động
Quy trình ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp
Các yêu cầu pháp lý áp dụng và các yêu cầu khác
Hồ sơ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ
Kết quả giám sát và đo lường
Hiệu chuẩn và xác minh thiết bị theo dõi và đo lường
Đánh giá nghĩa vụ tuân thủ
Chương trình đánh giá nội bộ
Kết quả đánh giá nội bộ
Kết quả xem xét của lãnh đạo
Sự cố và sự không phù hợp
Kết quả của các hành động khác
Ngoài các tài liệu trên, còn nhiều tài liệu khác không bắt buộc nhưng cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp vận hành, nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.