1. OCOP là gì?
OCOP- Mỗi xã (phường) một sản phẩm (One commune, one product), thường được gọi là chương trình OCOP là mô hình được học tập từ Nhật Bản phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn.
Chương trình OCOP là cơ hội dành cho các sản phẩm truyền thống đặc trưng của từng vùng miền, bảo tồn được sản phẩm mang văn hóa Việt Nam. Tham gia chương trình OCOP doanh nghiệp/hộ sản xuất được hỗ trợ: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng sản phẩm, tín dụng.
2. Tại sao cần chứng nhận OCOP?
Sản phầm/dịch vụ được sản xuất từ các cơ sở/hộ sản xuất tại xã, phường thường có nguồn gốc từ các làng nghề, hộ gia đình bằng phương pháp thủ công, truyền thống, không theo quy trình chuẩn nên sản phẩm làm ra vô tình trở thành hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; thậm chí một số sản phẩm được gắn nhãn các thương hiệu nổi tiếng và trở thành hàng giả nhãn hiệu.
Chương trình OCOP "mỗi xã một sản phẩm" ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
3. Ngành hàng được tham gia OCOP
- Thực phẩm
- Đồ uống
- Thảo dược
- Vải và may mặc
- Lưu niệm - nội thất - trang trí
- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng
6 ngành hàng thuộc chương trình OCOP được phân thành 26 bộ sản phẩm, có tiêu chí đánh giá riêng cho mỗi bộ sản phẩm.
4. Phân hạng sản phẩm của OCOP
- 1 sao - Sản phẩm khởi điểm tham gia OCOP.
- 2 sao - Sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn.
- 3 sao - Sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn.
- 4 sao - Sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn. Có chứng nhật quản lý chất lượng.
- 5 sao - Sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.
- Có chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
5. Các chứng nhận cần có để được cấp chứng nhận OCOP từ 4 sao
- Chứng nhận Vietgap
- Chứng nhận ISO 22000:2018
- Chứng nhận HACCP
- Chứng nhận nông nghiệp hữu có ASEAN
- Chứng nhận khác (ISO 9001)
6. Lợi ích của chứng nhận OCOP
- Hưởng cơ chế, chính sách của nhà nước.
- Tạo thêm việc làm ngay tại địa phương.
- Nâng cao kinh tế địa phương.
- Tận dụng tối đa nguồn lực địa phương.
- Ổn định kinh tế xã hội.
- Tăng niềm tin cho người tiêu dùng.
- Mở rộng đầu ra cho sản phẩm, sản phẩm dễ dàng vào được các siêu thị lớn.
- Cơ hội cạnh tranh vào thị trường quốc tế.
7. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn OCOP
Sản phẩm tham gia chương trình sẽ được đánh giá dựa trên 03 tiêu chí với tổng số điểm là 100 điểm:
- Đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng - 35 điểm,
- Đánh giá khả năng tiếp thị - 25 điểm,
- Đánh giá chất lượng sản phẩm - 40 điểm.
8. Thủ tục đăng ký cấp chứng nhận OCOP
Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:
- Công tác đánh giá cấp huyện (được đánh giá bởi UBND và các phòng ban chuyên môn, chuyên gia OCOP).
- Công tác đánh giá cấp tỉnh (được đánh giá bởi UBND và các sở ngành có liên quan).
- Công tác đánh giá tại cấp trung ương.
Ở mỗi cấp sẽ có Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan. Ở mỗi 1 cấp, mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.
9. Hồ sơ chuẩn bị cho Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP
- Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm
- Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu
- Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)
- Sản phẩm mẫu
- Tài liệu bổ sung khác ( Giấy đủ điều kiện sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm, phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố...)
Hỏi và đáp (1 bình luận)