1. VietGAP là gì?
VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, áp dụng cho mọi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (áp dụng cho mọi cơ sở dù là doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ gia đình).
Viet GAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy tìm nguồn gốc sản xuất, được dựa trên 04 yếu tố chính:
- An toàn thực phẩm.
- An toàn môi trường.
- An toàn cho người lao động.
- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
2. Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP?
Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt ở Việt Nam sản phẩm thường bị lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo quản thực phẩm...khiến người tiêu dùng mất niềm tin, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP tạo nên chuỗi cung ứng nông sản an toàn, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, từ lựa chọn vùng đất, nguồn nước, giống, phân bón và hóa chất, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến tận tay khách hàng và bàn ăn của người tiêu dùng.
3. Giấy chứng nhận VietGAP là gì?
Là văn bản xác nhận doanh nghiệp đạt các tiêu chí và quy định theo đúng tiêu chuẩn VietGAP của chuyên gia đánh giá căn cứ theo TCVN 11892-1:2017 do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành. Giấy chứng nhận VietGAP phải do một tổ chức uy tín được chỉ định cấp Giấy chứng nhận VietGAP cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện.
Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn tối đa 03 tháng đối với trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
4. Lợi ích của chứng nhận VietGAP
- Đáp ứng những yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam, khu vực và quốc tế.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và lợi ích xã hội.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng, đối tác, nhà phân phối và các bên liên quan khác.
- Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
- Xem xét/miễn giảm các cuộc kiểm tra khi đã có giấy chứng nhận.
5. 03 loại tiêu chuẩn VietGAP Được thực hiện theo TCVN 11892-1:2017 do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành, gồm có:
5. 1. VietGAP trồng trọt
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi.
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi.
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa.
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê.
5.2. VietGAP chăn nuôi
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi dê thịt, dê sữa
5.3. VietGAP thủy sản
- Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra.
- Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm.
- Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng và tôm sú.
6. Các yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn VietGAP, gồm:
- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
- Quản lý Giống và gốc ghép;
- Quản lý đất và giá thể:
- Quản lý Phân bón và chất phụ gia;
- Quản lý Nước tưới cho cây trồng;
- Quản lý Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật);
- Quản lý Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
- Quản lý và xử lý chất thải;
- Quản lý An toàn lao động;
- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
- Kiểm tra nội bộ;
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
7. Các bước chuẩn bị để đăng ký chứng nhận VietGAP
Để đạt được chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp cần chuẩn bị và làm theo các bước như sau:
Bước 1: Khảo sát thực trạng ban đầu
Đánh giá hiện trạng của khu vực nuôi trồng (phương pháp và thói quen nuôi trồng, cách sử dụng nguồn nước, thức ăn, phân bón và các loại hóa chất, thuốc hỗ trợ...)
Đánh gia ban đầu sẽ xác định doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGAP hay chưa để có thể xây dựng kế hoạch triển khai cho doanh nghiệp áp dụng VietGAP thành công.
Bước 2: Đào tạo tiêu chuẩn - Xây dựng và vận hành hệ thống theo VietGAP
Doanh nghiệp cần đào tạo tiêu chuẩn VietGAP cho toàn bộ nhân sự.
Xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc, lập biểu mẫu ghi chép chuẩn hóa quy trình.
Ban hành quy trình hướng dẫn và biểu mẫu và áp dụng vào công việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, phải có hồ sơ lưu trữ làm bằng chứng để truy xuất nguồn gốc.
Bước 3: Đánh giá nội bộ
Doanh nghiệp thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện, tự đánh giá người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, biểu mẫu. Hệ thống quản lý có phù hợp với doanh nghiệp hay không để sửa đổi hoàn thiện hệ thống.
Bước 4: Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP
Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP.
Sau đó đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ VietGAP. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ VietGAP theo TCVN 11892-1:2017."
8. Thủ tục xin cấp chứng nhận VietGAP
Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP gồm có:
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
- Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
- Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
- Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp;
- Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế nông sản an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
Thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP được đánh giá bởi các chuyên gia:
- Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
- Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP.
- Đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên:
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
- Đánh giá tài liệu lưu trữ;
9. Sự khác nhau giữa VietGAP và GlobalGAP là gì?
Giống nhau |
Khác nhau |
Đối tượng áp dụng
Bất cứ sản phẩm nào trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều có thể áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP.
Mục tiêu áp dụng
- Đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và an toàn nhất cho người tiêu dùng.
- Đảm bảo phúc lợi và sức khỏe người lao động.
- Giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.
- Bảo vệ môi trường vì không dùng hóa chất độc hại.
Lợi ích hướng tới
- Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Nâng cao sự tin tưởng của người dùng/khách hàng;
- Cạnh tranh vào thị trường nước ngoài;
- Giảm chi phí rủi ro xử lý sản phẩm lỗi;
- Nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp;
- Xem xét/miễn giảm các cuộc kiểm tra khi đã có giấy chứng nhận.
|
Phạm vi áp dụng
GlobalGAP được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu còn VietGAP chỉ được thừa nhận tại Việt Nam.
Điều kiện để đạt được chứng nhận
Chứng nhận GlobalGAP cần đáp ứng được 252 tiêu chuẩn còn VietGAP chỉ có 70 tiêu chí.
Cách nhận biết sản phẩm sau khi đã đạt chứng nhận
- Nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP được nhận biết thông qua dấu chất lượng và giấy chứng nhận VietGAP.
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được dán nhãn mã số GlobalG.A.P gồm 13 chữ số và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm được trên toàn cầu.
|
Hỏi và đáp (0 bình luận)