TCVN I-4:2017 là gì?
TCVN I-4:2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, quy định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng dược liệu.
TCVN I-4:2017 là phần 4 trong TCVN I:2017 gồm có 5 phần với 1158 tiêu chuẩn, trong đó riêng TCVN I-4:2017 - Phần 4: Dược liệu và thuốc từ dược liệu có 315 tiêu chuẩn.
Dược phẩm đạt TCVN I-4:2017 được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng dược liệu.
Chứng nhận hợp chuẩn dược phẩm là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn dược phẩm là việc đánh giá, chứng nhận dược phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp chuẩn (ISOCERT).
Tại sao sản phẩm dược phẩm phải chứng nhận hợp chuẩn?
Chứng nhận hợp chuẩn là không bắt buộc, nhưng hầu hết các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đều sẽ làm vì nhận được nhiều lợi ích khi có giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm theo TCVN I-4:2017.
- Đáp ứng các quy định và yêu cầu của Nhà nước về chất lượng sản phẩm.
- Tăng uy tín với người tiêu dùng và đối tác kinh doanh nhờ sản xuất sản phẩm chất lượng.
- Kiểm soát ổn định chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất nhờ tiết giảm các sai sót, lỗi khi vận hành sản xuất.
- Có lợi thế cạnh tranh trong đấu thầu và mở rộng thị phần.
- Doanh nghiệp được bảo hộ và góp phần nâng tầm giá trị của các đơn vị kinh doanh.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn dược phẩm do bên nào cấp?
Giấy chứng nhận hợp chuẩn dược phẩm theo TCVN I-4:2017 do một bên thứ 3 cấp (ISOCERT) đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp công bố hợp chuẩn dược phẩm.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn dược phẩm có giá trị 3 năm.
Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn, ISOCERT sẽ tiến hành đánh giá giám sát 1 năm/ lần.
Thủ tục cần chuẩn bị để xin chứng nhận hợp chuẩn dược phẩm
Để đạt được chứng nhận hợp chuẩn dược phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị và làm theo các bước như sau:
Hồ sơ với thuốc sản xuất trong nước
- Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm (do doanh nghiệp ban hành, đóng dấu xác nhận).
- Bản tiêu chuẩn cơ sở (do doanh nghiệp ban hành, đóng dấu xác nhận).
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư có ngành nghề kinh doanh thuốc.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Mẫu có gẵn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hóa (nếu có).
- Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao Giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng và tính an toàn của dược phẩm.
Hồ sơ với thuốc nhập khẩu
- Đơn đăng ký công bố.
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dược.
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài).
- Giấy chứng nhận nhà thuốc kinh doanh đạt tiêu chuẩn CPP.
- Mẫu nhãn sản phẩm thuốc, hướng dẫn sử dụng khi được lưu hành tại Việt Nam.
- Mẫu nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng thực tế của sản phẩm tại nước sản xuất.
- Tài liệu đánh giá việc đáp ứng GMP (Giấy chứng nhận GMP).
- Giấy tờ pháp lý của cơ sở sản xuất thuốc.
- Giấy chứng nhận GLP của cơ sở kiểm nghiệm.
- Giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, hợp đồng chuyern giao quyền đối tượng sở hữu.
- Giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu.
- Giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm thuốc do cơ quan có thẩm quyền nước cấp CPP theo quy định cấp.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm, phương pháp kiểm nghiệm được Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế xác nhận.
Ngoài những hồ sơ trên, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm cần chuẩn bị thêm Hồ sơ chất lượng:
Hồ sơ dược chất
- Tên dược chất
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất dược chất, bán thành phẩm chứa dược chất
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm
- Phiếu kiểm nghiệm
- Công thức bào chế và quy trình sản xuất (với dược chất bán thành phẩm)
Hồ sơ thành phẩm
- Bản mô tả và thành phần
- Tiêu chuẩn chất lượng cần kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm thuốc thành phẩm
- Công thức lô sản xuất
- Quy trình sản xuất và kiểm soát quy trình sản xuất
- Phiếu kiểm nghiệm thành phẩm
- Bao bì đóng gói sơ cấp
- Độ ổn định của thuốc thành phẩm
Ngoài ra còn nhiều lưu ý về một số dược phẩm là biệt dược hoặc đăng ký lưu hành thuốc doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất cần chú ý khi thực hiện xin Chứng nhận hợp chuẩn dược phẩ, vì vậy cần một đơn vị chuyên nghiệp để hỗ trợ hoàn thành đầy đủ thủ tục, hồ sơ để được chứng nhận hợp chuẩn nhanh nhất. Liên hệ với ISOCERT để được trợ giúp ngay.
Hỏi và đáp (0 bình luận)