1. GHP là gì?
GHP - Thực hành vệ sinh tốt là các biện pháp, quy trình hoặc thao tác thực hiện để kiểm soát vệ sinh tại nhà xưởng hoặc cơ sở sản xuất mà doanh nghiệp phải thực hiện đúng để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi hoàn thiện.
Tiêu chuẩn GHP đảm bảo sản phẩm nông nghiệp được thực hiện chính xác từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Thực hành vệ sinh tốt GHP còn có tên khác là SSOP thường được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. GHP cũng là một tiêu chuẩn cơ bản, hỗ trợ hệ thống ISO 22000 hoặc HACCP hoạt động hiệu quả hơn.
2. Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn GHP?
Tiêu chuẩn GHP được doanh nghiệp áp dụng vào quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, vì để đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực phẩm bắt buộc phải có tiêu chuẩn GHP.
GHP quan trọng tới mức ngay cả khi doanh nghiệp không áp dụng HACCP hoặc ISO 22000, tiêu chuẩn GHP vẫn được sử dụng hoàn toàn độc lập để kiểm soát và đảo bảo cho sản phẩm an toàn, không gây hại sức khỏe cho người sử dụng, nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
3. Chứng nhận GHP là gì?
Là văn bản xác nhận doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thực hành vệ sinh tốt. Chứng nhận GHP là một trong những chứng nhận cơ bản và quan trọng, là điều kiện để chứng tỏ năng lực, độ uy tín của doanh nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh, đồng thời đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh.
Chứng nhận GMP phải do một tổ chức uy tín cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện thông qua hoạt động đánh giá và thẩm xét hồ sơ đánh giá.
Giấy chứng nhận GMP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày cấp.
4. Lợi ích của chứng nhận GHP
- Nâng cao uy tín về an toàn vệ sinh của sản phẩm.
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng, đối tác, nhà phân phối và các bên liên quan khác.
- Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
- Hỗ trợ khi có sự đánh giá của các cơ quan chức năng, thẩm quyền hoặc các bên có liên quan.
- Là tiền đề và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO 22000.
5. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn GHP
Khi áp dụng theo tiêu chuẩn GHP, doanh nghiệp cần xây dựng:
- Nguồn nước an toàn
- Nước đá an toàn
- Các bề mặt nơi sản phẩm tiếp xúc
- Ngăn ngừa, phòng chống nhiễm chéo
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân
- Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn
- Quy trình sử dụng, bảo quản hóa chất
- Đảm bảo sức khỏe công nhân
- Kiểm soát động vật gây hại
- Xử lý chất thải
- Thu hồi sản phẩm
Doanh nghiệp không cần phải đảm bảo kiểm soát đầy đủ 11 lĩnh vực trên mà có thể chỉ cần kiểm soát một số lĩnh vực phù hợp hoặc xây dựng thêm các tiêu chuẩn khác phù hợp với sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.
6. Căn cứ khi xây dựng GHP
- Các quy định, luật pháp tại Việt Nam hoặc quốc tế hoặc đồng thời cả hai.
- Mô tả rõ ràng về điều kiện thực tế của nơi sản xuất.
- Mô tả chi tiết các thao tác vệ sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nơi sản xuất.
- Có cá nhân/đội nhóm giám sát các quy trình.
- Xây dựng kế hoạch và sơ đồ kiểm soát các quy trình.
- Thiết lập các biểu mẫu giám sát thực tế triển khai.
- Tổ chức giám sát định kỳ, thường xuyên (lấy mẫu đánh giá).
- Lưu trữ hồ sơ
Hỏi và đáp (0 bình luận)