1. Thử nghiệm là gì?
Thử nghiệm là thao tác kỹ thuật được tiến hành nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một thủ tục/quy trình nhất định để đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đó đáp ứng được yêu cầu về thông số kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nào đó. Để kết quả thử nghiệm có giá trị pháp lý thì tổ chức thử nghiệm (tức phòng Kiểm nghiệm) phải được công nhận năng lực, chỉ định và đăng ký lĩnh vực hoạt động.
Thử nghiệm phải được thực hiện tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn, có đầy đủ chức năng; Quy trình lấy mẫu thử phải tuân thủ đúng quy định để thực hiện các phép thử cần thiết để xác định chính xác chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang được sử dụng.
2. Thử nghiệm bê tông xi măng là gì?
Thử nghiệm bê tông xi măng là hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật... để làm căn cứ chủ đầu tư đánh giá, thẩm định chất lượng của các nguyên vật liệu sử dụng đạt yêu cầu, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn cho các hạng mục xây dựng, cũng như kịp thời điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ và công năng của công trình.
Phương pháp thử nghiệm cơ lý bê tông xi măng sẽ xác định:
- Độ sụt
- Độ công tác
- Khối lượng thể tích;
- Cường độ chịu nén;
- Khối lượng riêng, độ chặt và độ rỗng
- Độ co ngót,
- Độ chịu mài mòn;
- Độ hút nước;
- Độ không xuyên nước;
- Cường độ chịu kéo khi uốn hay kéo dọc trục;
- Lực liên kết giữa bê tông với cốt thép;
- Mô đun đàn hồi khi nén tĩnh;
- Độ tách nước của hỗn hợp bê tông trong khi thi công và xác định.
Thử nghiệm cũng xác định các vật liệu hợp thành bê tông xi măng như đá, cát, xi măng và nước phải đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
3. Tại sao cần thử nghiệm bê tông xi măng?
Trong quá trình sử dụng, để đảm bảo công trình an toàn và có thể bền vững lâu dài theo thời gian, chịu được các tác động từ bên ngoài như thời tiết, lực tác động và sự tác động của con người, các cấu kiện bê tông trong các công trình phải đảm bảo được một số chỉ tiêu kỹ thuật nhất định. Thử nghiệm bê tông xi măng chính là để xác định được bê tông xi măng có đạt đủ tiêu chuẩn hay không, tùy theo yêu cầu cụ thể của thiết kế trong từng công trình.
Thử nghiệm là điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư muốn thay đổi mục đích sử dụng của công trình (ví dụ chuyển đổi nhà ở thành nhà hàng, kho chứa; chuyển văn phòng thành khách sạn...). Thử nghiệm phải được thực hiện thông qua các phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng cấp phép để đảm bảo chất lượng công trình sau khi chuyển đổi.
Thử nghiệm cũng giúp chủ đầu tư phát hiện sự cố (kết cấu, sụt lún...) để kịp thời điều chỉnh nguyên vật liệu. Trong trường hợp tranh chấp, kết quả thử nghiệm được coi là bằng chứng chính xác và khách quan nhất để xác định lỗi thuộc về bên nào.
4. Thử nghiệm bê tông xi măng thực hiện như thế nào?
Dựa vào phương pháp thử theo tiêu chuẩn QCVN, TCVN, ASTM, BS, BS EN, AS... thử nghiệm bê tông xi măng sẽ thực hiện theo các bước:
- Thử nghiệm độ sụt,
- Thử hàm lượng khí,
- Thử khối lượng thể tích,
- Thử thời gian đông kết,
- Thử độ hút nước,
- Thử cường độ nén,
- Thử cường độ uốn,
- Thử cường độ kéo khi bửa,
- Thử mô đun đàn hồi,
- Thử độ chống thấm,
- Thử độ mài mòn,
- Thử nghiệm không phá hủy
Lợi ích của thử nghiệm bê tông xi măng
- Đáp ứng những yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro, tranh chấp, kiện cáo.
- Là thành phần hồ sơ để vật liệu do doanh nghiệp sản xuất/nhập khẩu được lưu thông trên thị trường.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng, đối tác, nhà phân phối và các bên liên quan khác.
- Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
Hỏi và đáp (0 bình luận)