ISOCERT
Nếu không có tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng thì có lẽ sản phẩm hàng hóa sẽ sản xuất ồ ạt không được kiểm soát, người tiêu dùng không biết được đâu là hàng tốt, đâu là hàng không tốt. Tiêu chuẩn có vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu như hiện nay. Nếu không có tiêu chuẩn chắc chắn các doanh nghiệp rất khó đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhất là ở các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật, Mỹ.
Hình ảnh: Nhờ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng được nâng cao
Sản xuất các sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng luôn được quan tâm và đầu tư phát triển. Để thực hiện công tác kiểm tra sản phẩm cả về số lượng, kiểu loại, đặc tính và chất lượng, độ an toàn của sản phẩm thì việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa đó là điều kiện tiên quyết để giúp doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người tiêu dùng trong và ngoài nước có căn cứ để thực hiện sản xuất, kiểm soát cũng như lựa chọn mua hàng. Vì vậy, việc xây dựng, thiết lập các tiêu chuẩn, quy chuẩn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Hiểu rõ được vai trò này, ISOCERT luôn chú trọng việc nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý cũng như toàn bộ nhân viên trong công ty phải hiểu rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức mình trong việc cung cấp các dịch vụ đào tạo, đánh giá chứng nhận hiện nay.
Hình ảnh: TS. Vũ Văn Diện giao lưu chia sẻ trong buổi tọa đàm cùng cán bộ nhân viên ISOCERT
Ngày 31/10/2020, ISOCERT vô cùng vinh dự được đón tiếp TS.Vũ Văn Diện - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Phó chủ tịch Hội Khoa học và kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam, tham gia buổi giao lưu tọa đàm với chủ đề: "Đóng góp của tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng vào hoạt động phát triển kinh tế xã hội của quốc gia".
Nội dung buổi tọa đàm gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu về diễn giả và cán bộ, nhân viên ISOCERT
Phần 2: Đóng góp của tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng vào hoạt động phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia. (TS. Vũ Văn Diện)
Phần 3: Hỏi - Đáp (ISOCERT - TS. Vũ Văn Diện)
Hình Ảnh: Nhờ tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ngày càng được nâng cao và được người Việt tin dùng, tự hào hơn.
Phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
Theo TS. Vũ Văn Diện, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia là tăng trưởng kinh tế đưa lại phúc lợi cho con người. Hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong buổi tọa đàm, TS. Vũ Văn Diện nhấn mạnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn là tiền đề giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, vượt qua được các rào cản kỹ thuật trong thương mại để hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn với quốc tế và khu vực.
Để tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị của nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp phải đáp ứng được các vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu không có tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng thì sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam khó mà vào được sân chơi thị trường nước ngoài.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, tiêu chuẩn ngày càng được chú trọng bởi nó gắn với thông điệp về phát triển bền vững, an toàn và đảm bảo sức khỏe cho con người. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa vì lợi ích quốc gia thì hoạt động đánh giá sự phù hợp bao gồm: Công nhận; chứng nhận; giám định; thử nghiệm ngày cần phải đi vào nề nếp. Khi chứng nhận sản phẩm hàng hóa mất an toàn, nguy hiểm tới người tiêu dùng cần hệ trọng, ngoài việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thủ tục của pháp luật về sản phẩm, cần chú trọng đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hình ảnh: Nhờ có tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa trong nước có cơ hội ra thị trường quốc tế.
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là công cụ đắc lực và phương tiện quan trọng để :
- Duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại;
- Thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe cho con người
- Bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.
- Góp phần đắc lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ và đưa vào hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đi vào nề nếp.
Hoạt động quản lý tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhằm theo kịp với các chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý kinh tế xã hội của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Ông cũng chia sẻ thêm về việc nhà nước đầu tư triển khai, thực nghiệm chương trình, triển khai chương trình 712 về nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. Mục tiêu của chương trình 712 là để hoàn thiện thể chế nhằm:
Hình ảnh: Buổi giao lưu tọa đàm với sự có mặt của toàn bộ cán bộ, nhân viên ISOCERT, kết nối trực tuyến với Văn Phòng HCM và Đà Nẵng.
Hệ thống TCVN cũng được thường xuyên điều chỉnh và sửa đổi, xây dựng mới nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đặc biệt xây dựng tiêu chuẩn đối với những sản phẩm, mặt hàng có khả năng xuất khẩu hoặc là thế mạnh của Việt Nam thì chúng ta phải nhìn ra cả khu vực, thị trường quốc tế chứ không riêng trong nước.
Trong quá trình thảo luận, Ts. Vũ Văn Diện cũng đã nhấn mạnh và khẳng định: “Các hoạt động trên sẽ góp phần làm cho chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được cải thiện rõ rệt và tăng tính cạnh tranh trong giao dịch thương mại trong nước và nước ngoài”.
Đồng thời, hệ thống Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đã trở thành công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ kém chất lượng ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những nguy cơ tiềm ẩn.
Thời gian diễn ra buổi tọa đàm tuy không nhiều nhưng đội ngũ cán bộ công nhân viên của ISOCERT đều một phần hiểu được sâu sắc vấn đề và lĩnh hội được rất nhiều những kiến thức quý báu từ Tiến sĩ.
Hà Đỗ