Blog
Đạt giấy chứng nhận ISO 14001 là một trong những bằng chứng khách quan chứng minh doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý môi trường đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 14001. Bởi tất cả mọi tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều gây ra những tác động đối với môi trường ở những mức độ khác nhau, vấn đề là các doanh nghiệp đó đã, đang và cần làm gì để quản lý và giảm thiểu tác động môi trường của mình.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành ra tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nhằm đưa ra một khung chuẩn giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng làm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời tuân thủ đúng pháp luật, quy định và các chính sách về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và toàn cầu.
ISO 14001 có thể áp dụng với mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô, dù là tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận hay tổ chức chính phủ. Nó đưa ra yêu cầu liên quan đến hoạt động của tổ chức về các vấn đề ô nhiễm, quản lý chất thải, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của Doanh nghiệp.
Việc thực hiện và tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 sẻ mang lại cho tổ chức những lợi ích nhất định:
- Đáp ứng được yêu cầu luật định, chế định hiện tại và trong tương lai
- Thể hiện được trách nhiệm xã hội của Công ty đối với cộng đồng về vấn đề môi trường
- Thường xuyên cải tiến hệ thống môi trường để kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra mà không lường trước được
- Định lượng, giám sát, kiểm soát sự cố từ đó có cách phòng tránh và xử lý an toàn các vật liệu ô nhiễm hoặc có khả năng gây ô nhiễm
- Nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí
- Giảm thiểu rủi ro liên quan đến nghĩa vụ pháp lý và bảo hiểm
- Nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường như một phần quan trọng trong văn hóa của tổ chức đối với cán bộ, công nhân viên
- Tương tích và dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn khác như ISO 9001, ISO 45001,…
- Tăng khả năng tiếp cận với các đối tác kinh doanh và khách hàng có tiềm năng từ đó dần nâng cao uy tín và khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Tương tự các bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO khác, ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn chung về quản lý môi trường đã và đang được áp dụng rộng rãi với sự thừa nhận trên toàn thế giới.
Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra các yêu cầu cho hệ thống môi trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được giấy chứng nhận ISO 14001:2015 có khó không? Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để đạt được giấy chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp cần các điều kiện sau:
Ở đây doanh nghiệp cần tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý môi trường của mình theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
Có thể tự xây dựng nếu có đủ năng lực và hiểu biết về ISO thông qua ban ISO trong Công ty. Nếu không sẽ cần đến sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng quy trình, biểu mẫu, hồ sơ, tài liệu một cách đầy đủ, chính xác vào thực tế vận hành hệ thống trong tổ chức.
Vấn đề pháp lý luôn là vấn đề được đảm bảo hàng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào và việc đảm bảo các quy định của pháp luật về vấn đề môi trường là điều kiện tiên quyết đầu tiên để các tổ chức chứng nhận căn cứ vào để cấp chứng nhận ISO 14001.
Do đó, trước khi đánh giá và cấp chứng nhận ISO 4001, doanh nghiệp cần có đầy đủ các giấy tờ về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) cụ thể là các cam kết môi trường hay các đề án bảo vệ môi trường trong tổ chức.
Sau khi doanh nghiệp xây dựng và áp dụng ISO 14001 vào để có một hệ thống quản lý đạt chuẩn cũng như tiến hành đánh giá nội bộ và có các hành động khắc phục, cải tiến thì sẽ tiến hành đăng ký đánh giá bởi tổ chức chứng nhận uy tín, chất lượng để đủ căn cứ cấp giấy chứng nhận ISO.
Thông thường, quy trình đánh giá và cấp chứng nhận ISO 14001:2015 của ISOCERT như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận tại ISOCERT
Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận (hiệu lực 3 năm)
Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ
Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại (trước 2 tháng hết hiệu lực)
Việc đánh giá theo quy trình này nhằm đảm bảo tính hợp pháp của giấy chứng nhận ISO 14001.
Trong thế giới ngày nay khi vấn đề môi trường được tất cả mọi người quan tâm thì bằng chứng chứng minh trách nhiệm đối với môi trường của tổ chức, doanh nghiệp đang trở thành tiêu chí quan trọng để các nhà thầu đánh giá lựa chọn nhà cung ứng hay những khách hàng và người tiêu dùng cũng sẽ ưu tiên chọn những đối tác có cùng quan điểm.
Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Khi kết quả đánh giá phù hợp theo các yêu cầu của tiêu chuẩn, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được cấp một giấy chứng nhận ISO 14001:2015.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc rằng mẫu giấy chứng nhận ISO trông như thế nào và trên đó những thông tin gì? Với mỗi đơn vị có mỗi quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động….thì sẽ có mẫu giấy chứng nhận ISO 14001:2015 khác nhau. Nhưng hầu hết chúng đều có giá trị như nhau và bao gồm các thông tin cơ bản sau:
(1) Logo và tên của Tổ chức cấp chứng nhận ISO 14001:2015 (Ví dụ: ISOCERT – Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng)
(2) Thông tin doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 14001:2015
(3) Tiêu chuẩn chứng nhận: ISO 14001:2015
(4) Phạm vi chứng nhận ( lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp)
(5) Mã số chứng nhận; ngày cấp chứng nhận; ngày hết hạn
(6) Dấu chứng nhận ISO 14001:2015
(7) Một số thông tin cần thiết khác
Mỗi giấy chứng nhận được cấp có hiệu lực trong vòng 03 năm, trong thời gian đó sẽ tiến hành giám sát định kỳ tối đa là 12 tháng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Dưới đây là một số mẫu giấy chứng nhận ISO 14001:2015 mà ISOCERT đã cấp cho các Doanh nghiệp.
Mẫu giấy chứng nhận ISO 14001 của Công ty TNHH Tâm Sinh Phú:
Mẫu giấy chứng nhận ISO 14001 của Công ty TNHH UTRACON Việt Nam:
Tổ chức chứng nhận ISO 14001 là một pháp nhân được cấp phép hoạt động theo chỉ định của Bộ Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.
ISOCERT là tổ chức chứng nhận quốc tế có năng lực đào tạo, đánh giá và cấp chứng nhận ISO 14001:2015.
Về mặt pháp lý, ISOCERT được Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng cấp phép hoạt động theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP và được văn phòng công nhận chất lượng (BoA) – thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận theo quyết định số 759.2020/QĐ-VPCNCL, có số VICAS 067 - EMS.
Giấy chứng nhận ISO 14001 sẽ được "đánh giá 1 lần - cấp 1 chứng chỉ - được chấp nhận ở mọi nơi" bởi vì trên giấy chứng nhận ISO 14001:2015 do ISOCERT cấp có dấu của BoA và dấu IAF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận và thừa nhận trên toàn cầu.
Những thông tin chia sẻ trên đây, ISOCERT hy vọng phần nào cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin liên quan đến giấy chứng nhận ISO 14001. Luôn lắng nghe khách hàng, đối tác trên phương châm hợp tác “Hài Hòa Cùng Thịnh Vượng” cùng hướng đến một xã hội phát triển tốt đẹp hơn. ISOCERT cam kết mang tới dịch vụ trọn gói và cung cấp giải pháp tối ưu với giá thành hợp lý nhất.
Mọi thông tin thắc mắc khác về chứng nhận ISO nói chung và ISO 14001:2015 nói riêng, Quý khách có thể liên hệ hotline 0976 389 199 để được ISOCERT hỗ trợ giải đáp miễn phí!.