Hướng dẫn doanh nghiệp duy trì hệ thống ISO 22000:2018 khi đã có chứng nhận
01-04-2022, 4:37 pm
1. Áp dụng và duy trì ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp đã có Giấy chứng nhận
Doanh nghiệp sau khi đã có chứng nhận ISO 22000:2018 vẫn cần phải áp dụng và duy trì hoạt động của hệ thống này, vì:
Hệ thống phát huy được lợi ích với tất cả các bộ phận và quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cải tiến thêm và tối ưu từng quy trình để doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu pháp lý và khách hàng về vấn đề an toàn thực phẩm.
Kiếm soát chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận.
Cạnh tranh được với đối thủ, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Tái chứng nhận sau 03 năm hết hạn.
2. Những bước áp dụng, duy trì hệ thống ISO 22000:2018
Bước 1: Quy định chức năng và nhiệm vụ rõ ràng của Ban ISO
Ban ISO trở thành trung tâm điều phối và kiểm soát toàn bộ hoạt động của Hệ thống quản lý (trong đó có ISO 22000:2018).
Người đứng đầu Ban ISO phải là lãnh đạo chủ chốt, có năng lực chuyên môn để dẫn dắt toàn đội đi đúng hướng và đạt thành công.
Bước 2:Cập nhập kế hoạch ISO 22000 theo giai đoạn và mốc thời gian cụ thể
Các quy định về an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế có thể thay đổi hoặc cập nhập theo tình hình thực tế, vì vậy kế hoạch ISO 22000 cần được thay đổi để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đúng theo các quy định và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Dựa theo kế hoạch đã lập và tình hình áp dụng thực tế, phân tích rõ hoạt động hiện tại đang đáp ứng (hoặc chưa đáp ứng) được yêu cầu nào trong ISO 22000.
Xác định những công việc cần làm, cách thức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh phù hợp để đảm bảo hệ thống được vận hành hiệu quả.
Bước 3: Đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp
Ban ISO cần thường xuyên đào tạo nâng cao nhận thức về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 cho mỗi cá nhân doanh nghiệp hiểu được vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ.
Xây dựng hệ thống tài liệu đào tạo, giáo dục kỹ năng và kinh nghiệm được thu thập để cung cấp các bằng chứng về năng lực, cũng như hiệu suất hoạt động.
Bước 4: Duy trì hệ thống tài liệu ISO 22000
Hệ thống tài liệu được thiết lập đầy đủ và phù hợp theo ISO
Tài liệu hồ sơ phải phản ánh chính xác, đầy đủ và thường xuyên cập nhập đúng với tình hình thực tế tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 5: Duy trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo kế hoạch ISO 22000:2018
Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực trong vòng 3 năm, tuy nhiên hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 phải được đánh giá giám sát định kỳ hàng năm và được đánh giá tái chứng nhận sau chu kỳ chứng nhận kết thúc.
Các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp cần triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các quy trình ISO 22000 được lập kế hoạch trước đó.
Trong quá trình vận hành, ban ISO phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát.
Thông báo cho các bên liên quan khi có bất kỳ thay đổi nào để đảm bảo hệ thống quản lý hoạt động trơn tru, suôn sẻ.
Bước 6: Đánh giá nội bộ hệ thống ISO 22000
Đánh giá định kỳ để xác nhận hiệu quả hoạt động của hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 trong thực tế.
Đánh giá nội bộ cần được thiết lập với lịch trình cụ thể và phân công rõ ràng.
Mỗi hạng mục đánh giá, giám sát, doanh nghiệp phải thiết lập rõ về các chỉ tiêu dùng để đánh giá và phương thức đánh giá phù hợp đảm bảo theo luật định hiện tại và yêu cầu của khách hàng.
Bước 7: Duy trì chứng chỉ ISO 22000:2018
Nhiều doanh nghiệp đã nghĩ rằng chỉ cần có chứng nhận ISO 22000:2018 đã là bước cuối cùng, nhưng để duy trì được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm rất quan trọng và khó khăn không kém. Do đó doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống ISO 22000 được vận hành xuyên suốt trong hoạt động hàng ngày của tổ chức để tạo ra các cơ hội cải tiến, nâng cao các hoạt động/quy trình sản xuất/dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Sau 03 năm, chứng chỉ ISO 22000 hết hạn, doanh nghiệp cần được tái đánh giá với sự hỗ trợ của tổ chức chứng nhận phù hợp uy tín như ISOCERT.
3. Danh mục tài liệu bắt buộc theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Quy trình quản lý sự thay đổi.
Quy trình quản lý cho sự thay đổi hệ thống an toàn thực phẩm.
Quy trình quản lý các yếu tố phát triển ở bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Quy trình kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình được cung cấp từ bên ngoài.
Hoạch định điều hàng và kiểm soát.
Quy trình theo dõi, phân tích, đo lường và đánh giá.
Quy trình kiểm soát dữ liệu và tài liệu.
Quy trình để kiểm soát hồ sơ.
Quy trình xem xét từ phía lãnh đạo.
Quy trình tuyển dụng cán bộ nhân viên.
Quy trình đào tạo cán bộ nhân viên.
Quy trình quản lý thiết bị.
Quy trình xem xét hợp đồng.
Quy trình đánh giá đối với nhà cung cấp.
Quy trình mua hàng.
Quy trình triển khai sản xuất.
Quy trình truy tìm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Quy trình thu hồi sản phẩm.
Quy trình kiểm soát các thiết bị đo lường.
Quy trình ứng phó với những tình huống khẩn cấp.
Quy trình xử lý các khiếu nại của khách hàng.
Quy trình đánh giá nội bộ.
Quy trình giao hàng.
Quy trình xuất nhập kho nguyên liệu và kho thành phẩm.
Quy trình kiểm soát các sản phẩm không phù hợp.
Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa.
Quy trình thẩm định và thẩm tra.
Còn nhiều tài liệu khác không bắt buộc nhưng cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp vận hành, nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
4. Đào tạo chuyên sâu hơn cho ban ISO và nhân sự
Để áp dụng và duy trì được Hệ thống quản lý an toàn môi trường, doanh nghiệp cần có nhân sự chủ chốt và chuyên trách về ISO. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO quan trọng như thế nào thì vai trò của nhân viên ISO quan trọng bấy nhiêu. Ngoài việc đảm bảo hệ thống quản lý ISO hoạt động hiệu quả, nhân viên ISO còn theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả để kịp thời thay đổi, cải tiến cũng như lên kế hoạch hoạt động sản xuất. Vì vậy, nhân sự chuyên trách về ISO cần được đào tạo chuyên môn cao hơn so với những nhân viên khác.
Một số khóa học chuyên sâu dành riêng cho nhân sự ISO 22000:2018
Khóa đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo chuyển đổi ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo ISO 22000:2018: Chuyển đổi chứng chỉ chuyên gia đánh giá trưởng.