ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một tiêu chuẩn quốc tế chỉ cách một tổ chức có thể chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo thực phẩm an toàn.
ISO 22000 dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP giúp làm giảm rủi ro về an toàn thực phẩm và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ nông trại tới bàn ăn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
ISO 22000 có thể áp dụng với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có liên quan tới thực phẩm, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực. Hiện nay, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất, đang có hiệu lực và có thể đồng thời kết hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác như ISO 9001.
2. Chứng nhận ISO 22000:2018 là gì?
Chứng nhận ISO 22000:2018 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Chứng nhận có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và AIF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận trên toàn thế giới.
3. Doanh nghiệp mới bắt đầu với ISO 22000:2018 như thế nào?
ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho những doanh nghiệp kinh doanh/sản xuất thực phẩm, bất kể quy mô. ISO 22000 đang trở thành chuẩn mực của bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào có mục tiêu hướng đến phát triển lâu dài và bền vững trong ngành thực phẩm.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự nghiên cứu, triển khai và áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 vào tổ chức mình mà không cần phải tìm bên nào tư vấn, tuy nhiên vì đây là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn vì lượng kiến thức quá tải hay thuật ngữ khó hiểu. Đặc biệt, nếu tìm hiểu và nhận thức chưa đúng sẽ lạc hướng, khi ứng dụng vào tổ chức sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn có nguy cơ gây thiệt hại nặng nề, thậm chí gây khó khăn khi tiến hành xin cấp giấy chứng ISO 22000.
Doanh nghiệp nên bắt đầu ISO 22000:2018 với các khóa đào tạo của ISOCERT - Tổ chức Chứng nhận và Giám định ISOCERT là tổ chức được chỉ định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ. ISOCERT đang thực hiện các dịch vụ về chứng nhận ISO 22000:2018 và các loại chứng nhận ISO khác.
Khóa đào tạo nhận thức chung về ISO ISO 22000:2018:
Khóa đào tạo Nhận thức chung về ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo kỹ năng thực hành, áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo chuyên gia đánh giá trưởng ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo chuyển đổi ISO 22000:2018.
Khóa đào tạo ISO 22000:2018: Chuyển đổi chứng chỉ chuyên gia đánh giá trưởng.
Các khóa học được thiết kế phù hợp với tổ chức/doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực khi mới bắt đầu tiếp cận với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018, giúp tháo gỡ những thắc mắc, giúp doanh nghiệp vận hành và quản lý hệ thống ISO 22000 hiệu quả và tối ưu nhất.
Hình thức đào tạo linh động:
Trực tiếp tại doanh nghiệp.
Học tại trung tâm của ISOCERT.
Trực tuyến hoặc online.
4. Hướng dẫn doanh nghiệp tự áp dụng ISO 22000:2018
Doanh nghiệp muốn tự thực hiện áp dụng ISO 22000:2018 có thể tham khảo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thành lập Ban ISO
Doanh nghiệp cần phải thành lập một ban ISO - là trung tâm điều phối và kiểm soát toàn bộ hoạt động của Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm.
Ban này bao gồm đại diện các bộ phận có liên quan trong việc quản lý hệ thống an toàn thực phẩm có thể hỗ trợ xây dựng kế hoạch cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Bước 2:Đào tạo nhận thức cho cán bộ công nhân viên theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Tiến hành đào tạo cán bộ công nhân viên để họ hiểu được vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ ISO 22000.
Xây dựng hệ thống tài liệu đào tạo, giáo dục kỹ năng và kinh nghiệm được thu thập để cung cấp các bằng chứng về năng lực, cũng như hiệu suất hoạt động.
Bước 3:Thiết lập kế hoạch ISO 22000
Kế hoạch ISO 22000 cần được xây dựng trên cơ sở bối cảnh thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể:
Định hướng cho các hoạt động của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, thay đổi hoặc bổ sung để hệ thống phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.
Bước 4: Thiết lập hệ thống tài liệu ISO 22000:2018
Hệ thống tài liệu được thiết lập đầy đủ và phù hợp theo ISO 22000:2018, bao gồm:
Chính sách an toàn thực phẩm.
Các mục tiêu về an toàn thực phẩm.
Các quy trình, thủ tục theo yêu cầu của ISO 22000.
Các tài liệu khác để tổ chức thiết lập, triển khai và cập nhập có hiệu lực một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Tài liệu hồ sơ phải phản ánh chính xác, đầy đủ và thường xuyên cập nhập đúng với tình hình thực tế tổ chức/doanh nghiệp.
Bước 5: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo kế hoạch ISO 22000
Các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp cần triển khai hệ thống theo các quy trình ISO 22000 được lập kế hoạch trước đó.
Trong quá trình vận hành, đội ISO phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát.
Thông báo cho các bên liên quan khi có bất kỳ thay đổi nào để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru, suôn sẻ.
Bước 6:Đánh giá nội bộ hệ thống ISO 22000
Đánh giá định kỳ để xác nhận hiệu quả hoạt động của hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 trong thực tế.
Đánh giá nội bộ cần được thiết lập với lịch trình cụ thể và phân công rõ ràng.
Mỗi hạng mục đánh giá, giám sát, doanh nghiệp phải thiết lập rõ về các chỉ tiêu dùng để đánh giá và phương thức đánh giá phù hợp đảm bảo.
Bước 7: Đăng ký chứng nhận ISO 22000 với tổ chức được chỉ định
ISOCERT được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Giấy chứng nhận do ISOCERT cấp có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và dấu IAF (diễn đàn công nhận quốc tế). Giấy chứng nhận được thừa nhận toàn cầu.
5. Danh mục tài liệu bắt buộc theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Quy trình quản lý sự thay đổi.
Quy trình quản lý cho sự thay đổi hệ thống an toàn thực phẩm.
Quy trình quản lý các yếu tố phát triển ở bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Quy trình kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình được cung cấp từ bên ngoài.
Hoạch định điều hàng và kiểm soát.
Quy trình theo dõi, phân tích, đo lường và đánh giá.
Quy trình kiểm soát dữ liệu và tài liệu.
Quy trình để kiểm soát hồ sơ.
Quy trình xem xét từ phía lãnh đạo.
Quy trình tuyển dụng cán bộ nhân viên.
Quy trình đào tạo cán bộ nhân viên.
Quy trình quản lý thiết bị.
Quy trình xem xét hợp đồng.
Quy trình đánh giá đối với nhà cung cấp.
Quy trình mua hàng.
Quy trình triển khai sản xuất.
Quy trình truy tìm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Quy trình thu hồi sản phẩm.
Quy trình kiểm soát các thiết bị đo lường.
Quy trình ứng phó với những tình huống khẩn cấp.
Quy trình xử lý các khiếu nại của khách hàng.
Quy trình đánh giá nội bộ.
Quy trình giao hàng.
Quy trình xuất nhập kho nguyên liệu và kho thành phẩm.
Quy trình kiểm soát các sản phẩm không phù hợp.
Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa.
Quy trình thẩm định và thẩm tra.
Còn nhiều tài liệu khác không bắt buộc nhưng cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp vận hành, nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
6. Quy trình cấp chứng nhận ISO 22000:2018
Về quy trình và thủ tục cấp chứng nhận ISO 22000 tùy vào đơn vị thứ 3 doanh nghiệp đăng ký chứng nhận, nhưng cơ bản sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:
Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận ISO 22000 với tổ chức chứng nhận độc lập thuộc bên thứ 3.
Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch tổ chức cuộc đánh giá.
Bước 3: Đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm giai đoạn 1 (đánh giá sơ bộ nhằm xác định mức độ đáp ứng thực tế của hệ thống so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000).
Bước 4: Đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm giai đoạn 2 (đánh giá chính thức)
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ rồi kết luận về sự phù hợp.
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp (hiệu lực 3 năm)
Bước 7: Đánh giá và giám sát hệ thống an toàn thực phẩm 1 năm/lần.
Bước 8: Tái đăng ký chứng nhận để được cấp chứng chỉ ISO 22000 trước khi chứng chỉ cũ hết hiệu lực.