ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm tạo ra một hệ thống giúp các tổ chức/doanh nghiệp cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc, đồng thời cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hơn.
Lưu ý: Tiêu chuẩn ISO 45001 được xác nhận là thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn OHSAS 18001. Với những doanh nghiệp/tổ chức đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 có thể chuyển đổi hệ thống quản lý sức khỏe an toàn nghề nghiệp sang tiêu chuẩn ISO 45001 dễ dàng.
2. Chứng nhận ISO 45001:2018 là gì?
Chứng nhận ISO 45001:2018 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 45001:2018.
Chứng nhận có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và AIF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận trên toàn thế giới.
3. Doanh nghiệp mới bắt đầu với ISO 45001:2018 như thế nào?
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp và được áp dụng hầu hết trong các tổ chức/doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực. ISO 45001 đang trở thành chuẩn mực của bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào có mục tiêu hướng đến phát triển lâu dài và bền vững.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự nghiên cứu, triển khai và áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2015 vào tổ chức mình mà không cần phải tìm bên nào tư vấn, tuy nhiên vì đây là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn vì lượng kiến thức quá tải hay thuật ngữ khó hiểu. Đặc biệt, nếu tìm hiểu và nhận thức chưa đúng sẽ lạc hướng, khi ứng dụng vào tổ chức sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn có nguy cơ gây thiệt hại nặng nề, thậm chí gây khó khăn khi tiến hành xin cấp giấy chứng ISO 45001.
Doanh nghiệp nên bắt đầu ISO 45001:2018 với các khóa đào tạo của ISOCERT - Tổ chức Chứng nhận và Giám định ISOCERT là tổ chức được chỉ định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ. ISOCERT đang thực hiện các dịch vụ về chứng nhận ISO 45001:2018 và các loại chứng nhận ISO khác.
Khóa đào tạo nhận thức chung về ISO 45001:2018:
Khóa học ISO 45001:2018 cho doanh nghiệp mới bắt đầu.
Khóa đào tạo Chuyên gia đánh giá trưởng Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018.
Khóa đào tạo kỹ năng thực hành, áp dụng Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018.
Khóa đào tạo Chuyên gia đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018.
Các khóa học được thiết kế phù hợp với tổ chức/doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực khi mới bắt đầu tiếp cận với Hệ thống Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001, giúp tháo gỡ những thắc mắc, giúp doanh nghiệp vận hành và quản lý hệ thống ISO 45001 hiệu quả và tối ưu nhất.
Hình thức đào tạo linh động:
Trực tiếp tại doanh nghiệp.
Học tại trung tâm của ISOCERT.
Trực tuyến hoặc online.
4. Hướng dẫn doanh nghiệp tự áp dụng ISO 45001:2018
Doanh nghiệp muốn tự thực hiện áp dụng ISO 45001:2018 có thể tham khảo các bước cơ bản như sau:
Bước 1:Thành lập Ban ISO
Doanh nghiệp cần phải thành lập một ban ISO - là trung tâm điều phối và kiểm soát toàn bộ hoạt động của Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp.
Chỉ định một đại diện lãnh đạo để dẫn dắt toàn đội đi đúng hướng và đạt thành công.
Bước 2:Thiết lập kế hoạch xây dựng hệ thống theo ISO 45001
Kế hoạch ISO 45001 cần được xây dựng trên cơ sở bối cảnh thực tế của doanh nghiệp. Cụ thể:
Định hướng cho các hoạt động của hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001, thay đổi hoặc bổ sung để hệ thống phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001.
Bước 3: Thông báo và đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp
Ban ISO cần thông báo với mọi nhân sự về kế hoạch áp dụng ISO 45001.
Tiến hành đào tạo nâng cao nhận thức về hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 cho mỗi cá nhân doanh nghiệp hiểu được vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ.
Xây dựng hệ thống tài liệu đào tạo, giáo dục kỹ năng và kinh nghiệm được thu thập để cung cấp các bằng chứng về năng lực, cũng như hiệu suất hoạt động.
Bước 4: Thiết lập hệ thống tài liệu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001
Xây dựng và hoàn thiện tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn như: sổ tay chất lượng, thành lập văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan, xây dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.
Bước 5: Triển khai hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo kế hoạch ISO 45001
Các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp cần triển khai hệ thống theo các quy trình ISO 45001 được lập kế hoạch trước đó.
Trong quá trình vận hành, đội ISO phải thường xuyên theo dõi, kiểm soát.
Thông báo cho các bên liên quan khi có bất kỳ thay đổi nào để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru, suôn sẻ.
Bước 6:Đánh giá nội bộ hệ thống ISO 45001
Đánh giá định kỳ để xác nhận hiệu quả hoạt động của hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001 trong thực tế.
Đánh giá nội bộ cần được thiết lập với lịch trình cụ thể và phân công rõ ràng.
Mỗi hạng mục đánh giá, giám sát, doanh nghiệp phải thiết lập rõ về các chỉ tiêu dùng để đánh giá và phương thức đánh giá phù hợp đảm bảo.
Bước 7: Đăng ký chứng nhận ISO 45001 với tổ chức được chỉ định
ISOCERT được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Giấy chứng nhận do ISOCERT cấp có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và dấu IAF (diễn đàn công nhận quốc tế). Giấy chứng nhận được thừa nhận toàn cầu.
5. Danh mục tài liệu bắt buộc theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cần có:
Phạm vi của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Chính sách an toàn sức khỏe nghề Nghiệp
Vai trò và trách nhiệm
Rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp và cơ hội an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Các quy trình cần thiết để giải quyết rủi ro và cơ hội
Phương pháp luận và tiêu chí đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Mục tiêu và kế hoạch an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Thông tin liên lạc
Kiểm soát hoạt động
Quy trình ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp
Các yêu cầu pháp lý áp dụng và các yêu cầu khác
Hồ sơ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ
Kết quả giám sát và đo lường
Hiệu chuẩn và xác minh thiết bị theo dõi và đo lường
Đánh giá nghĩa vụ tuân thủ
Chương trình đánh giá nội bộ
Kết quả đánh giá nội bộ
Kết quả xem xét của lãnh đạo
Sự cố và sự không phù hợp
Kết quả của các hành động khác
Ngoài các tài liệu trên, còn nhiều tài liệu khác không bắt buộc nhưng cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp vận hành, nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
6. Quy trình cấp chứng nhận ISO 45001:2018
Về quy trình và thủ tục cấp chứng nhận ISO 45001 tùy vào đơn vị thứ 3 doanh nghiệp đăng ký chứng nhận, nhưng cơ bản sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:
Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận ISO 45001 với tổ chức chứng nhận độc lập thuộc bên thứ 3.
Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch tổ chức cuộc đánh giá.
Bước 3: Đánh giá hệ thống giai đoạn 1 (đánh giá sơ bộ nhằm xác định mức độ đáp ứng thực tế của hệ thống so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001).
Bước 4: Đánh giá hệ thống giai đoạn 2 (đánh giá chính thức)
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ rồi kết luận về sự phù hợp.
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 45001 cho doanh nghiệp (hiệu lực 3 năm)
Bước 7: Đánh giá và giám sát hệ thống 1 năm/lần.
Bước 8: Tái đăng ký chứng nhận để được cấp chứng chỉ ISO 45001 trước khi chứng chỉ cũ hết hiệu lực.