1. ISO 14001 là gì?
ISO 14001 - Hệ thống Quản lý Môi trường đưa ra các yêu cầu đối với Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) cho các tổ chức nhằm cải thiện hoạt động môi trường của họ thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, giảm thiểu chất thải, phân tích tác động đến ô nhiễm không khí, các vấn đề về nước và hệ thống thoát nước, quản lý chất thải, ô nhiễm đất và giảm thiểu sự biển đổi của khí hậu.
2. Những vấn đề môi trường doanh nghiệp ngành nông nghiệp thường gặp phải?
- Tác động đến môi trường: Một số yếu tố đã dẫn đến năng suất cây trồng cao hơn, bao gồm: Thuốc trừ sâu; Giống cây trồng; Phân bón; Phát triển nông học và công nghệ. Tuy nhiên, những hành vi này đã làm tổn hại đến môi trường thông qua sự nóng lên toàn cầu, phá rừng và suy thoái môi trường. Đốt nhiên liệu hóa thạch để vận hành máy móc trang trại góp phần gây ô nhiễm không khí.
- Quản lý đất đai: Trồng cùng một loại cây trồng trên cùng một cánh đồng mỗi năm làm cạn kiệt chất dinh dưỡng của đất, gây hại cho cây trồng.
- Ô nhiễm do chăn nuôi: Số lượng lớn vật nuôi gây ô nhiễm không khí, đất, nước do chất thải chăn nuôi và của các loại thuốc kích thích tố tăng trưởng, kháng sinh.
- Ô nhiễm do sản xuất: Quá trình xử lý sản phẩm thô hoặc sản xuất sản phẩm từ ngành nông nghiệp có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường (sử dụng điện, nước, hóa chất, sả thải...).
3. Mối liên quan giữa ISO 14001 và nông nghiệp
Khái niệm "nông nghiệp bền vững" đã dần trở nên phổ biến và có tầm quan trọng đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng. "Phát triển bền vững" cũng được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây ở khắp mọi nơi. Trong nông nghiệp ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh để ý đến quá trình trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất lương thực thực phẩm làm cân bằng tính ổn định của môi trường, phù hợp với xã hội nhưng vẫn đảm bảo được doanh thu cho doanh nghiệp.
Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng của doanh nghiệp cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hệ thống quản lý môi trường (EMS) và việc áp dụng đổi mới trong các doanh nghiệp, đặc biệt là về mặt tổ chức và quy trình. EMS có thể được coi là yếu tố tạo điều kiện và động lực cho việc áp dụng các đổi mới trong các tổ chức, và theo thời gian EMS được coi là một sáng kiến giúp đạt được các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.
Liên quan đến EMS, có một hệ thống được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới là tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 - Hệ thống Quản lý Môi trường, không bắt buộc doanh nghiệp phải có nhưng cung cấp sự đảm bảo khách quan của bên thứ ba về việc quản lý chính xác hoạt động để cải thiện môi trường nhưng vẫn mang lại những hiệu quả kinh tế và môi trường tích cực hơn cho doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 14001 xác nhận một quá trình, không phải một sản phẩm hoặc tác động môi trường. Là một tiêu chuẩn quy trình quản lý, ISO14001 đặc biệt liên quan đến chuỗi cung ứng từ trang trại đến bàn ăn. Trong ngành nông nghiệp, ISO14001 là một trong những chứng nhận phổ biến nhất, đặc biệt là đối với các trang trại lớn hoặc tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
4. Tại sao doanh nghiệp nông nghiệp cần có ISO 14001
Ngành nông nghiệp là một trong những ngành lâu đời nhất và thiết yếu nhất, vì nó tạo ra các sản phẩm thực phẩm mà con người cần để tồn tại. Tuy nhiên, một số kỹ thuật và tập quán canh tác không bền vững, làm hỏng cảnh quan và ô nhiễm không khí. Theo các nghiên cứu và thực tế áp dụng của nhiều doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, những nguyên nhân sau đây là động lực để doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng và đạt chứng nhận ISO 14001:
- Có liên quan đến các quy định về môi trường, thị trường hoặc theo đuổi mục tiêu kinh tế gắn với trách nhiệm xã hội: Trong nhiều trường hợp, chứng nhận ISO 14001 có thể giúp doanh nghiệm miễn giảm/tránh các cuộc kiểm tra về môi trường hoặc các vấn đề pháp lý khi xảy ra sự cố về môi trường.
- Bổ trợ thêm cho ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng: Việc áp dụng ISO 9001 ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng ISO 14001. Cả hai chứng nhận đều cho phép cải thiện đáng kể trong tổ chức/doanh nghiệp, chẳng hạn như hiệu quả tốt hơn, được đo bằng tiết kiệm chi phí, thời gian giao hàng ngắn hơn, tối ưu hóa nguồn lực, kiểm soát quản lý tốt hơn; cải thiện kết quả của nhân viên, được đo bằng sự hài lòng về động lực; cải thiện sự hài lòng của khách hàng, cải thiện hình ảnh, cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp và định vị tốt hơn trên thị trường, cùng các yếu tố khác.
- Tìm cách cải thiện hoạt động kinh tế và tài chính: Việc thực hiện ISO 14001 có liên quan đến kỳ vọng lợi nhuận và sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thông qua tiêu chuẩn có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp. ISO 14001 có lợi cho doanh nghiệp về lâu dài trong vấn đề lợi nhuận và lợi ích thị trường.
- Xu hướng ngày càng tăng của các doanh nghiệp hướng ngoại và tìm kiếm các thị trường quốc tế cùng cơ hội xuất khẩu mới: Các quy định xuất khẩu từ các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản...là động lực để doanh nghiệp có Chứng nhận ISO 14001. Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể là một công cụ tiếp thị tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và là một công cụ hữu ích để tạo điều kiện tiếp cận các cơ hội bán hàng, do đó cho phép các doanh nghiệp khai thác các lợi ích thị trường của cả thị trường trong nước và quốc tế.
- Hình ảnh của tổ chức và độ hài lòng của khách hàng: Là một trong số những động lực chính để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, mang lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh trên cả thị trường nội bộ và thị trường bên ngoài thông qua việc cải thiện sự hài lòng của khách hàng và hình ảnh và danh tiếng của tổ chức nói riêng cũng như toàn bộ ngành nông nghiệp nói chung.
5. Lợi ích khi các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng và có giấy chứng nhận ISO 14001
Ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến môi trường như: xói mòn đất, mất màu mỡ, ô nhiễm đất, suy thoái đất, giảm và ô nhiễm nguồn nước. Do đó, việc thực hiện các tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 có thể tạo ra các thực hành tốt. Những thực hành tốt này có thể giúp loại bỏ các vấn đề liên quan đến môi trường, kết quả là, nông nghiệp tăng trưởng cao hơn và các sản phẩm được tạo ra từ ngành nông nghiệp được tín nhiệm hơn.
- Lợi ích cho người nông dân: Việc áp dụng ISO 14001 giúp sản xuất diễn ra suôn sẻ nhờ khuyến khích các kỹ thuật nông nghiệp thành công đảm bảo mức độ an toàn cho môi trường (bảo vệ được nguồn đất và nước), từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại trên toàn thế giới (nguồn hàng không bị đứt đoạn do các vấn đề về môi trường).
- Lợi ích cho tổ chức/doanh nghiệp:
- Hỗ trợ các công ty trong việc đáp ứng các nhu cầu pháp lý bằng cách thiết lập các biện pháp an toàn cho môi trường, từ nông cụ và các loại thiết bị đến tạo ra thành phẩm từ đó làm giảm chi phí.
- Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được cân nhắc và ưu tiên hơn khi tham gia đấu thầu cung cấp nguyên liệu hoặc khi tham gia vào thị trường quốc tế, xuất khẩu sản phẩm.
- Miễn/giảm các cuộc kiểm tra về môi trường hoặc các trách nhiệm về pháp lý khi xảy ra sự cố về môi trường.
- Khi sản xuất thực phẩm: ISO 14001 nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc các vấn đề về môi trường bằng những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
6. Chứng nhận ISO 14001
Chứng nhận ISO 14001 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 14001.
Chứng nhận có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và AIF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận trên toàn thế giới.
Giấy chứng nhận có giá trị trong 03 năm kể từ ngày cấp.
Hỏi và đáp (0 bình luận)