Dịch vụ Kiểm định Đo lường Hóa lý, Mẫu chuẩn

25 đánh giá | Đã bán: 54
Mô tả/Lợi ích
Đáp ứng các yêu cầu và quy định của pháp luật và nhà nước. Đảm bảo thiết bị an toàn cho lao động Chuyên gia đánh giá chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Quy trình nhanh gọn, thời gian rõ ràng, chi phí tiết kiệm. Giấy chứng nhận truy xuất nguồn gốc bằng mã QR-CODE.
E-SURE PRO Cam kết

Thông tin chi tiết

1. Kiểm định, hiệu chuẩn là gì?

Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định để xem xét, đánh giá và xác nhận sự phù hợp của thiết bị theo đúng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và đáp ứng quy định của pháp luật.

Hiệu chuẩn hay phân cỡ là việc so sánh các giá trị đo lường thu được từ một thiết bị cần kiểm chuẩn với các giá trị tiêu chuẩn hiệu chuẩn có độ chính xác đã biết.

2. Tại sao cần kiểm định đo lường hóa lý mẫu chuẩn?

Thiết bị đo lường hóa lý mẫu chuẩn thuộc "Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định" theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ khoa học và công nghệ. Theo quy định khi sản xuất, lưu thông trên thị trường sẽ phải có tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định vì đây là nhóm sản phẩm có nguy cơ cao gây nguy hiểm cho con người và môi trường vì quá trình làm việc theo thời gian lâu dần sẽ dẫn đến sai lệch khiến độ chính xác của thiết bị giảm đi, làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp có thể sẽ phải thu hồi sản phẩm quy mô lớn và sản xuất lại, cũng như phải bồi thường cho khách hàng, người tiêu dùng nếu có sự cố xảy ra. Nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp cũng có thể phải đối mặt với việc bị thu hồi giấy phép hoạt động do không đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt trong ngành thực phẩm, y tế, môi trường và an toàn lao động.

>>>Xem chi tiết "Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định" 

3. Thiết bị đo lường hóa lý mẫu chuẩn phải kiểm định

  • Phương tiện đo độ ẩm hạt 
  • Tỷ trọng kế
  • Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở
  • Phương tiện đo khí thải xe cơ giới
    (Có hiệu lực từ 01/01/2009)

4. Lợi ích của kiểm định đo lường hóa lý mẫu chuẩn

  • Đáp ứng yêu cầu của pháp luật và quy định Nhà nước.
  • Giảm rủi ro ngừng sản xuất đột ngột.
  • Tránh ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
  • Giảm tổn thất kinh tế cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo an toàn người tiêu dùng, khách hàng và người lao động.

5. Quy trình kiểm định thiết bị đo lường hóa lý mẫu chuẩn

*Kiểm định lần đầu: đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trước khi lắp đặt và đưa vào sử dụng lần đầu. Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Lý lịch của thiết bị; 
  • Hồ sơ xuất xưởng; 
  • Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; 
  • Biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có); 
  • Hồ sơ lắp đặt; 
  • Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có); 
  • Hướng dẫn lắp đặt và vận hành an toàn; 
  • Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

*Kiểm định định kỳ: đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia khi hết thời hạn của lần kiểm định trước hoặc tùy thuộc vào chủng loại và tình trạng của từng loại thiết bị. Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Lý lịch của thiết bị; 
  • Biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước; 
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; 
  • Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

*Kiểm định bất thường: đánh giá trình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong trường hợp:

  • Khi thiết bị đo bị hỏng, dừng hoạt động;
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, thay đổi có ảnh hưởng tới kỹ thuật của thiết bị;
  • Khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ bao gồm:

  • Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
  • Thay đổi vị trí lắp đặt: Hồ sơ lắp đặt.
FAQ câu hỏi thường gặp
Q

A

- Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa chuẩn đo lường và thiết bị đo để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc, dựa vào kết quả hiệu chuẩn khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.

- Hiệu chỉnh là chỉnh sửa những sai sót của máy móc, thiết bị nhằm đạt một độ chính xác và độ tin cậy cần thiết của máy móc, thiết bị.

- Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước hoạc tổ chức được ủy quyền, công nhận xác định là đạt hoặc không đạt.

Như vậy, chỉ có kiểm định là bắt buộc phải làm theo đúng yêu cầu của pháp luật, còn hiệu chuẩn và hiệu chỉnh là doanh nghiệp tự nguyện.

Q

A

Kiểm định bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc kiểm định chỉ được thực hiện bởi tổ chức được chỉ định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng) trong phạm vi được chỉ định.

Việc kiểm định thiết bị do kiểm định viên thực hiện theo các quy trình kiểm định, sau đó được dán tem hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quản lý Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền, công nhận được quyền kiểm định.

Q

A

Không phải tổ chức nào cũng được quyền thực hiện kiểm định mà phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền( trong lĩnh vực tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng) chỉ định mới được phép thực hiện dịch vụ kiểm định. Nếu không chọn đúng tổ chức, doanh nghiệp có thể "tiền mất tật mang" vì chứng nhận kiểm định không được công nhận, vì vậy cần chọn một tổ chức thật sự uy tín (ISOCERT).

Một đơn vị kiểm đinh uy tín sẽ cung cấp đầy đủ:

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm định.

- Có chuyên gia kiểm định đủ tiêu chuẩn theo quy định:

- Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp kiểm định thiết bị đo lường theo quy định pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế.

Q

A

Cần phải kiểm định khi:

- Kiểm định lần đầu: đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trước khi lắp đặt và đưa vào sử dụng lần đầu (bắt buộc theo quy định của nhà nước).

- Kiểm định theo định kỳ: đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia khi hết thời hạn của lần kiểm định trước hoặc tùy thuộc vào chủng loại và tình trạng của từng loại thiết bị.

- Kiểm định bất thường: đánh giá trình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong trường hợp:

+ Khi thiết bị đo bị hỏng, dừng hoạt động;

+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, thay đổi có ảnh hưởng tới kỹ thuật của thiết bị;

+ Khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.

Q

A

1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.

4. Từ 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

Câu chuyện thành công của đối tác
Công ty TNHH UTRACON Việt Nam Bí quyết thành công của SABECO Tổng công ty Đông Bắc LICOGI 13 Thành Đạt Thép Shengli Việt Nam
Doanh Nghiệp Bảo Vệ Môi Trường “Ghi Điểm” Với Khách Hàng Nhờ Bộ 03 Tiêu Chí ISO 9001- ISO 14001 - ISO 45001
Công ty TNHH UTRACON Việt Nam, dù mới xuất hiện tại VN chưa lâu, nhưng đã nhanh chóng khẳng định được thương hiệu và thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực thiết kế thi công các công trình cầu, dân dụng và công nghiệp.
Trong số các doanh nghiệp mà ISOCERT từng làm việc, UTRACON Việt Nam là một trong những doanh nghiệp thỏa mãn với cả bộ 03 tiêu chí:
+ ISO 9001 - Chứng nhận Hệ thống quản lý Chất lượng
+ ISO 14001 - Chứng nhận Hệ thống quản lý Môi trường
+ ISO 45001- Chứng nhận Hệ Thống Quản Lý An Toàn Và Sức Khỏe Lao Động.
Các hệ thống ISO này được xem là một giải pháp khoa học giúp doanh nghiệp kiểm soát và giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức. Chứng nhận ISO đã chứng minh được trách nhiệm của UTRACON Việt Nam đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, môi trường toàn cầu cũng như sự an toàn và sức khỏe cho người lao động.
Với 03 “giấy thông hành” này, Utracon đã tham gia dự án: cầu Bắc Hưng Hải và đường dẫn (dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên); thi công nhiều hạng mục phức tạp dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông; cầu Thủ Thiêm 2 - TPHCM. Ghi điểm với khách hàng, UTRACON Việt Nam trở thành đối tác tin cậy trong ngành xây dựng nhờ mục đích hướng đến 2 chữ "CỘNG ĐỒNG" – một xã hội chất lượng, an toàn và phát triển thịnh vượng.
Bí quyết thành công của SABECO nhờ áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
Thương hiệu nổi tiếng về sản xuất đồ uống (SABECO), doanh nghiệp cùng với hãng bia Habeco đóng góp hơn 14 tỉ đồng cho Ngân sách Nhà nước. Đây là một trong số những khách hàng của ISOCERT và bí quyết làm nên thành công của SABECO là nhờ vào hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO.
Nhà máy Bia Sài Gòn đã đạt các chứng nhận:
+ Chứng nhận ISO 9001: 2015;
+ Chứng nhận ISO 14001:2018;
+ Chứng nhận ISO 22000:2005;
+ Chứng nhận HACCP;
+ Một số nhà máy thực hiện kiểm toán năng lượng và có hệ thống quản lý về năng lượng đạt tiêu chuẩn ISO 50001:2011.
Tất cả các đơn vị thành viên tuân thủ và tổ chức đánh giá định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sự tuân thủ. Những giải pháp cải tiến liên tục và đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế nhờ hệ thống quản lý chất lượng (ISO) của doanh nghiệp đã làm nên thành công của SABECO, mở ra cơ hội giúp sản phẩm của doanh nghiệp chiến thắng trong các cuộc thi, giải thưởng lớn quốc tế được đánh giá toàn diện từ chất lượng sản phẩm cho đến thiết kế bao bì.
Thương hiệu “Đông Bắc”, Top 100 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thành công nhờ ISO 45001
Tổng công ty Đông Bắc là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, là khách hàng của ISOCERT đã đạt chứng nhận ISO 45001. Thương hiệu ‘Đông Bắc" luôn được đánh giá và xếp hạng Top đầu của các doanh nghiệp quân đội và Top 100 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Với đặc thù chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, giám sát và thi công công trình dân dụng; công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông và cảng đường thủy.
Để đảm bảo Tổng công ty phát triển ổn định và tăng sức cạnh tranh, Đông Bắc đã đổi mới toàn diện, từ chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại... không ngừng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cùng với các mô hình dịch vụ năng động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng.
LICOGI 13 Thành Đạt thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng bằng ISO 9001.
Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt là đơn vị sản xuất và cung ứng gạch bê tông uy tín trong cộng đồng xây dựng.
Với chứng chỉ ISO 9001, LICOGI 13 Thành Đạt đã thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng bằng CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN, HIỆU QUẢ của từng sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ổn định, triển vọng phát triển tốt, thu hút nhiều nhà đầu tư bằng các hoạch định chiến lược rõ ràng và bài bản.
LICOGI 13 được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định, có khả năng tự chủ tài chính, có triển vọng phát triển tốt, độ rủi ro thấp, tham gia thi công các công trình trọng điểm quốc gia và đa dạng ở nhiều lĩnh vực: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà ga T1 Sân bay Nội Bài, nhà máy nhiệt điện Phả lại, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà quốc hội mới; các Tòa nhà của Handico, Viwaseen, FLC…
Shengli Việt Nam tiêu thụ 700.000 tấn gang thép mỗi năm thực hiện sứ mệnh bảo vệ môi trường nhờ ISO 14001
Shengli là một trong những nhà máy sản xuất gang thép lớn nhất miền Bắc có nhà máy 28.2 ha tại Thái Bình, nổi tiếng với thương hiệu Thép Mỹ-VMS tiêu thụ 700.000 tấn gang thép chất lượng mỗi năm, hiện đã có mặt tại hơn 30 tỉnh thành của Việt Nam và 8 quốc gia trên thế giới. Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành gang thép, Công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli Việt Nam luôn đặt mục tiêu nâng cao thị phần tại thị trường Việt Nam và quốc tế, chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và dịch vụ tốt nhất.
ISOCERT đã đồng hành và cấp giấy chứng nhận ISO 14001, giúp Shengli thực hiện lời hứa với khách hàng và thực hiện sứ mệnh bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của địa phương.
Danh sách khách hàng
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner
partner

Hỏi và đáp (0 bình luận)

Khách hàng đánh giá, nhận xét
0/5
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    0
  • 1
    0
Chọn đánh giá của bạn
Quá tuyệt vời
Chi tiết đánh giá

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ / Sản phẩm bạn đã xem
Lên đầu trang
Đăng nhập / Đăng ký
icon zalo
0976.389.199