1. Tại sao các doanh nghiệp xây dựng cần tiêu chuẩn ISO?
Ngành xây dựng ngày càng phát triển do dân số tăng và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, trở thành một trong số những lĩnh vực sinh lợi và cạnh tranh nhất hiện nay, nhưng cũng có thêm nhiều yêu cầu bắt buộc phải chú trọng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và duy trì tính bền vững của công trình, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động và chịu trách nhiệm trước những tổn hại đến môi trường, con người bởi những hoạt động của doanh nghiệp.
Trong ngành xây dựng, tiêu chuẩn ISO giúp mọi hoạt động vận hành/sản xuất của các doanh nghiệp/tổ chức về xây dựng được quy chuẩn hóa theo quốc tế, đạt độ an toàn và phù hợp với mục đích của doanh nghiệp, yêu cầu của chủ đầu tư, khách hàng và các bên liên quan.
Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO được cập nhập thường xuyên hoặc thay đổi dựa theo biến động về nhân khẩu và xã hội, biến đổi của khí hậu. Tiêu chuẩn ISO dành cho ngành xây dựng được phát triển dựa trên tất cả những bên liên quan như: chủ đầu tư; tổng thầu; thầu phụ; nhà sản xuất vật liệu xây dựng; cung ứng nguyên vật liệu; kiến trúc sư; kỹ sư; các cơ quan quản lý; nhà hoạch định chính sách và khách hàng. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn ISO đảm bảo tính nhất quán giữa các nhóm liên quan trong dự án/công trình và đưa ra một cơ chế để buộc mọi bên chịu trách nhiệm về công việc mà họ đảm nhận.

2. Những đối tượng trong ngành xây dựng hưởng lợi từ tiêu chuẩn ISO?
Tiêu chuẩn ISO sẽ mang đến lợi ích cho những bên liên quan sau:
Các doanh nghiệp liên quan đến xây dựng
Các tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng hoạt động hiệu quả hơn bằng cách thiết lập được các quy trình sản xuất và thiết kế chuẩn theo thông số kỹ thuật được quốc tế thống nhất công nhận. Những tiêu chuẩn này bao phủ lên toàn bộ quá trình xây dựng một công trình hay khi thực hiện một dự án xây dựng từ khi chọn vị trí, thiết kế, đào móng cho đến khi cất nóc (hoàn thành toàn bộ công trình), trang trí nội thất, đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu xây dựng; an toàn cho người lao động; không gây hại lên môi trường.
Bên cạnh đó các tiêu chuẩn ISO cũng cung cấp nền tảng công nghệ và sự đổi mới giúp ngành xây dựng ứng phó với những thách thức tại địa phương cũng như toàn cầu liên quan đến gia tăng dân số, môi trường và tự nhiên, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác.
Các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách
Các cơ quan quản lý có thể dựa vào những phương pháp, quy trình kiểm tra tốt nhất được xây dựng dựa trên thực tiễn và những phản hồi, đánh giá chính xác từ các bên liên quan để làm cơ sở xem xét, chỉnh sửa và cải tiến những chính sách và quy định liên quan đến xây dựng.
Khách hàng (người sử dụng)
Tiêu chuẩn ISO mang lại niềm tin cho khách hàng (người sử dụng) vào công trình/dự án, đảm bảo họ yên tâm về chất lượng và độ an toàn của công trình đã được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO thỏa mãn sự thoải mái, an toàn sinh sống, học tập và làm việc theo đúng nhu cầu ban đầu của họ khi mua công trình/dự án.
3. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO với ngành xây dựng
- Đáp ứng các quy định của pháp luật và nhà nước.
- Xác định và giải quyết các rủi ro.
- Tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí tài nguyên, năng lượng
- Tăng năng suất và hiệu quả, tăng lợi nhuận.
- Giảm thiểu lãng phí và quản lý sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả.
- Giảm thiểu rủi ro về pháp lý khi sai phạm các vấn đề liên quan đến môi trường, tai nạn lao động.
- Cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh không có thương tật và nguy hiểm, thu hút và giữ chân người lao động.
- Quản lý thông tin, dữ liệu ở phạm vi rộng.
- Bảo vệ thông tin nội bộ doanh nghiệp và khách hàng
- Đáp ứng yêu cầu khách hàng, tăng khách hàng có giá trị hơn.
- Tăng lợi thế cạnh tranh, đấu thầu trong nước và quốc tế.
4. Những tiêu chuẩn ISO doanh nghiệp xây dựng cần có
ISO có hơn 1.100 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu trong lĩnh vực xây dựng, chưa kể các phiên bản đã chỉnh sửa và thay đổi, bao gồm:
- Kiến trúc (Cấu trúc)
- Vật liệu xây dựng và sản phẩm liên quan đến xây dựng
- Hiệu suất năng lượng và tính bền vững
- An toàn cháy nổ và phòng cháy chữa cháy
- Bê tông và xi măng
- Gỗ
- Xây cất
- Quản lý thông tin trong xây dựng
- Sưởi ấm, làm mát và ánh sáng
- Thang máy và thang cuốn
- Tuổi thọ của thiết kế, độ bền và những tiện ích cuộc sống
Tuy nhiên, tại Việt Nam, doanh nghiệp xây dựng chỉ cần áp dụng đủ nhóm tiêu chuẩn ISO phổ biến dưới đây đã là đủ về mặt đáp ứng yêu cầu của quy định và pháp luật tại Việt Nam, cũng như tạo ra nhiều cơ hội có được những gói thầu công trình chất lượng trong nước và quốc tế.
- ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng - Tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới được áp dụng rộng rãi với mọi quy mô, lĩnh vực.
- ISO 14001 - Hệ thống Quản lý Môi trường - Tiêu chuẩn yêu cầu doanh nghiệp xây dựng xem xét tất cả các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của mình như ô nhiễm không khí, đất, nước; làm ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu; sử dụng tài nguyên.
- ISO 45001 - Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp - "Khiên bảo hộ" giúp doanh nghiệp dự đoán trước và bảo vệ an toàn cho người lao động, giảm thiểu rủi ro về chi phí bồi thường và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện công trình, tạo niềm tin cho chủ đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan khác.
- ISO 27001 - Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin - Tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp xây dựng, thiết lập, vận hành đảm bảo an toàn thông tin tuyệt mật trong nội bộ doanh nghiệp cũng như phòng tránh các trường hợp dữ liệu bị đánh cắp bất hợp pháp.
- ISO 50001 - Hệ thống Quản lý Năng lượng - Tiêu chuẩn hóa quốc tế giúp các tổ chức/doanh nghiệp quản lý năng lượng hiệu quả và cải thiện quá trình của các hoạt động, một chương trình đánh giá năng lượng bắt buộc đối với các tổ chức lớn có trụ sở tại Vương quốc Anh.
- ISO 22301 - Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục - Tiêu chuẩn bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro dẫn đến sự gián đoạn hoặc dừng sản xuất, gây đứt đoạn hoạt động đến từ những tác nhân không mong muốn như thảm họa tự nhiên, khủng bố, rò rỉ thông tin, cháy nổ, trộm cắp, thiếu nhân viên... dẫn đến mất doanh thu và khách hàng.
5. Những tiêu chuẩn khác doanh nghiệp xây dựng cần có để xuất khẩu vật liệu xây dựng
- BS - Tiêu chuẩn Anh cho chất lượng hàng hóa và dịch vụ: xây dựng dân dụng, vật liệu và hóa chất.... Chứng nhận BS có thể là yêu cầu bắt buộc với một số đối tác nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu vật liệu xây dựng hoặc thực hiện dự án tại Anh.
- BIS - Tiêu chuẩn Ấn Độ được yêu cầu bởi mọi nhà sản xuất (Ấn Độ hoặc nước ngoài) dành cho những doanh nghiệp/tổ chức sản xuất các sản phẩm theo Chứng nhận Bắt buộc, được thiết kế để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và đáng tin cậy.
- DIN - Vật tư có dấu DIN của Viện tiêu chuẩn Đức thể hiện chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trình độ theo tiêu chuẩn của Đức -rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường toàn thế giới.
- EN - Vật tư có dấu EN thể hiện chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trình độ theo tiêu chuẩn của Châu Âu - tiêu chuẩn cao nhất thế giới và vô cùng khắt khe nhưng cũng được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
- ASTM - Vật tư có dấu ASTM thể hiện chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trình độ theo tiêu chuẩn của Mỹ -rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường toàn thế giới.
- GB - Tiêu chuẩn Trung Quốc, là tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc áp dụng, vật liệu xây dựng khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc bắt buộc phải có chứng nhận GB.
- JIS - Vật tư có dấu JIS thể hiện chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trình độ theo tiêu chuẩn của Nhật Bản - quốc gia có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
6. Chứng nhận doanh nghiệp xây dựng bắt buộc phải có tại Việt Nam
Các nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng quan trọng cần chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD
Nhóm sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
-
Xi măng pooc lăng (TCVN 2682:2009; TCVN 6260:2009; TCVN 6067:2018; TCVN 7711:2013; TCVN 141:2008)
-
Xi măng (TCVN 7713:2007; TCVN 6016:2011; TCVN 8877:2011; TCVN 6017:2015)
-
Thạch cao dùng để sản xuất xi măng (TCVN 9807:2013; TCVN 11833:2017)
-
Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng (TCVN 4315: 2007)
-
Xỉ hạt lò cao nghiền mịn dùng cho bê tông và vữa (TCVN 11586:2016)
-
Xỉ hạt lò cao (TCVN 8265:2009)
-
Phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng (TCVN 10302:2014)
-
Phụ gia khoáng cho xi măng (TCVN 6882:2016)
-
Tro bay (TCVN 8262:2009)
-
Phụ gia hóa học cho bê tông (TCVN 8826:2011)
-
Bê tông và vữa xây dựng (TCVN 9339:2012)
Nhóm cốt liệu xây dựng
-
Cốt liệu cho bê tông và vữa (TCVN 7570:2006; TCVN 7572-2:2006; TCVN 7572-8:2006; TCVN 7572-9:2006; TCVN 7572-10:2006; TCVN 7572-11:2006; TCVN 7572-14:2006; TCVN 7572-15:2006)
-
Cát nghiền cho bê tông và vữa (TCVN 9205:2012)
Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát
-
Gạch gốm ốp lát đùn dẻo (TCVN 7483:2005)
-
Gạch gốm ốp lát ép bán khô (TCVN 7745:2007)
-
Đá ốp lát tự nhiên (TCVN 4732:2016)
-
Đá ốp lát nhân tạo (TCVN 8057:2009)
-
Gạch gốm ốp lát (TCVN 6415-3:2016; TCVN 6415-4:2016; TCVN 6415-6:2016; TCVN 6415-7:2016; TCVN 6415-8:2016; TCVN 6415-10:2016.
Nhóm vật liệu xây
-
Gạch (TCVN 1450:2009; TCVN 1451:1998; TCVN 6355:2009; TCVN 6477:2016)
-
Bê tông nhẹ (TCVN 7959:2017)
-
Bê tông nặng (TCVN 3113:1993)
-
Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép (TCVN 11524:2016)
Nhóm sản phẩm kính xây dựng
- Kính tấm xây dựng (TCVN 7219:2018)
- Kính xây dựng (TCVN 7455:2013; TCVN 7364: 2018; TCVN 7737:2007; TCVN 8261:2009; TCVN 8260:2009)
Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng khác
- Tấm sóng amiăng xi măng (TCVN 4434:2000; TCVN 4435:2000)
- Amiăng Crizôtin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng (TCVN 9188:2012)
- Tiêu chuẩn nước ngoài ASTM cho tấm thạch cao (ASTM C1396/C1396M-17; ASTM C1278/1278M-17; ASTM C471M-16a; ASTM C473-17)
- Sơn tường dạng nhũ tương (TCVN 8652:2012; TCVN 8653-4:2012; TCVN 8653-5:2012)
- Sơn và vecni (TCVN 2090:2015; TCVN 2097:2015)
- Nhôm và hợp kim gia công áp lực (TCVN 12513-1:2018; TCVN 12513-2:2018; TCVN 12513-7:2018)
- Vật liệu kim loại (TCVN 197-1:2014) - Tiêu chuẩn nước ngoài BS EN cho nhựa/thanh định hình polyvinylclorua (PVC) (BS EN 12608-1:2016; BS EN 478; BS EN 479)
7. Hướng dẫn cấp chứng nhận ISO, chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp trước khi quyết định làm giấy chứng nhận ISO, giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn, chứng nhận các tiêu chuẩn khác cần tìm hiểu rõ các thông tin như sau:
- Giấy chứng nhận ISO không bắt buộc, nhưng có thể tăng niềm tin của khách hàng với công trình/sản phẩm của doanh nghiệp và đôi khi là điều kiện bắt buộc đối với một số doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận hợp quy là bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Nhiều doanh nghiệp đã hưởng lợi và thành công nhờ áp dụng tiêu chuẩn và có giấy chứng nhận ISO.
- Tìm hiểu tổ chức đánh giá uy tín và chất lượng. Không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được Công nhận.
- Nếu doanh nghiệp cần Giấy chứng nhận ISO, cần tìm một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ ba - ISOCERT) đánh giá doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý phù hợp theo các điều khoản của ISO và tổ chức đó sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO (Chứng chỉ ISO).
- Chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm theo quy định chung trên toàn thế giới.
>>>Cộng đồng nhận xét gì về ISOCERT: VTV; Vnexpress; Dantri; Cafef; Vietnamnet; Hà Nội mới...
Doanh nghiệp nếu gặp khó khăn trong việc kiểm định, giám định, xét nghiệm mẫu, xin cấp chứng nhận ISO, chứng nhập hợp chuẩn, hợp quy có thể liên hệ với ISOCERT để được hỗ trợ nhanh nhất.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Hotline: 086 285 9199
Email: contacts@isocert.net
YÊU CẦU BÁO GIÁ
|